ỔN ÁP LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 28-12-2022
Chắc hẳn trong chúng ta điều đã biết hoặc đã nge đến Ổn Áp. Đây là thiết bị được dùng phổ biến và quen thuộc trong các gia đình chúng ta. Vậy ổn áp là gì ? và có chức năng gì ? Trong bài viết này mình xin chia sẻ một vài thông tin về Ổn Áp. Các bạn thường nghe thấy các cụm từ “ổn áp”, “thiết bị ổn áp”, đầu ổn áp..Khi nhà chúng ta có điện áp không ổn định, thì việc đầu tiên khi chúng ta cần biết đến là Ổn Áp.
ỔN ÁP LÀ GÌ ?
Chắc hẳn trong chúng ta điều đã biết hoặc đã nge đến Ổn Áp. Đây là thiết bị được dùng phổ biến và quen thuộc trong các gia đình chúng ta. Vậy ổn áp là gì ? và có chức năng gì ? Trong bài viết này mình xin chia sẻ một vài thông tin về Ổn Áp. Các bạn thường nghe thấy các cụm từ “ổn áp”, “thiết bị ổn áp”, đầu ổn áp..Khi nhà chúng ta có điện áp không ổn định, thì việc đầu tiên khi chúng ta cần biết đến là Ổn Áp.
Ổn áp là gì ? chức năng là gì ?
Ổn áp là một thiết bị điện, làm nhiệm vụ ổn định điện áp, để cấp điện cho các thiết bị dùng điện khác. Về tổng quát thì Ổn áp áp dụng cho cả dòng một chiều DC và dòng xoay chiều AC. Nhưng trong bài viết này, chỉ đề cập đến ổn áp xoay chiều, sử dụng ở lưới điện xoay chiều có tần số 50/60 Hz, điện áp định mức của lưới điện 220VAC ( điệp 1 pha ), hoặc 220VAC/380VAC ( điện áp 3 Pha). Do đó, ta có điện áp dùng cho điện 1 pha và 3 pha.
Thiết bị Ổn áp (Voltage stabilizer) là một thiết bị điện có nhiệm vụ chính làổn định điện áp đầu racho dù điện áp đầu vào có cao hơn hoặc thấp hơn danh định để cấp đủ điện cho các thiết bị khác hoạt động ổn định.
Những tác hại khi chúng ta không dùng ổn áp tại nơi điện áp không ổn định
- Hỏng vĩnh viễn thiết bị điện
- Giảm tuổi thọ thiết bị
- Gây hại lên cáp điện và đường dẫn
- Giảm tốc độ của động cơ
- Kéo dài thời gian hoạt động (Điều hòa, tủ lạnh, mất nhiều thời gian để làm mát).
Cấu tạo của Ổn Áp.
Các thành phần cấu tạo thành một thiết bị ổn áp một pha gồm các thành phần chính như sau:
- Mạch điều khiển hay boar mạch chính.
- Biến áp hình xuyến với nhiều kích cỡ, máy công suất càng cao thì biến áp càng lớn.
- Động cơ điều khiển quay lên/xuống.
- Chổi than kích thước tiêu chuẩn với biến áp hình xuyến.
- Các thành phần khác như vỏ máy, đồng hồ, cọc đấu, đèn báo, đầu cốt…
Đối với máy ổn áp 3 pha, số lượng thành phần cấu tạo sẽ gấp 3 lần. Có thể hiểu đơn giản, ổn áp 3 pha tương đương với 3 chiếc ổn áp 1 pha mắc song song với nhau.
Ổn áp hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ điều khiển bằng mô tơ 1 chiều. Biến áp của ổn áp được thiết kế theo kiểu hình xuyến. Điện áp được lấy ra từ những vòng dây đồng quấn và bị mài mòn 1/6 tiết diện, chổi than sẽ làm nhiệm vụ trượt lấy điện áp của từng vòng dây. Khi thấy điện áp ra bị thấp hay cao thì mạch điều khiển sẽ có lệnh cho mô tơ hoạt động, quay thuận hoặc quay ngược để lấy điện áp ở vòng dây trên biến áp hình xuyến. Khi nào điện áp đầu ra đủ 220V thì mạch so sánh sẽ ra lệnh cho mô tơ dừng lại.
Các chức năng và mục đích được sử dụng của Ổn Áp.
- Sử dụng ở các khu vực có điện lưới thường xuyên thay đổi, không ổn định, chập chờn, có thể gây hỏng thiết bị.
- Bảo vệ, khai thác năng suất, kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị dùng điện.
- Điện áp danh định của ổn áp là điện áp được tính toán và ghi nhãn trên thiết bị, thường nó phù hợp với lưới điện quốc gia. (Việt Nam sử dụng 220V/50Hz)
- Dải làm việc ổn áp là bao nhiêu : là dãi điện mà ổn áp có thể đáp ứng được. VD: 140V – 250V, 90V – 250V, 60V – 250V,…
Ngoài nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, thì tùy theo loại mà máy ổn áp còn có thêm các tính năng hữu ích khác.
- Bảo vệ quá dòng
- Bảo vệ quá áp
- Mạch trễ
- Mạch Autoreset.
Các chức năng khác của ổn áp mà chúng ta có thể gặp như:
– Tự động bảo vệ quá dòng, đoản mạch bằng Circuit Breaker (CB): Ổn áp sẽ tự ngắt điện khi bị quá tải, tránh gây ra chập cháy, hỏa hoạn.
– Tự động bảo vệ quá áp bằng Rơ le điện tử: Máy ổn áp sẽ tự động cắt điện áp ra khi có sự cố làm điện áp đầu ra quá cao (vượt quá dải hoạt động của máy) nhằm bảo vệ tốt cho các thiết bị điện, khi đó ổn áp sẽ tự động đóng điện trở lại khi hết sự cố.
– Chống sốc điện bằng hệ thống Delay, Auto-reset: Ổn áp sẽ tự động đưa chổi than về vị trí an toàn khi mất điện và khi có điện trở lại ổn áp có mạch trễ khoảng 5 giây để ổn định điên áp sau đó mới cấp điện ra tải.
– Trang bị Circuit Breaker (CB) đảo chiều: Khi chất lượng điện áp thấp, không ổn định ta nên sử dụng ổn áp để nâng cao tuổi thọ cho các thiết bị sử dụng điện.
Khi chất lượng điện áp tốt, ổn định thì chúng ta không nên sử dụng ổn áp vì gây lãng phí. Khi đó ta chỉ cần bật CB đảo này để điện áp vào đi thẳng ra tải thiết bị sử dụng.
Nhiều model ổn áp trang bị thêm 2 đồng hồ Vôn kế hoặc 1 Vôn kế có chuyển mạch để hiển thị điện áp Vào – Ra: Chức năng này cũng rất hữu ích, có thể theo dõi chính xác chất lượng điện Vào – Ra.
Cách chọn ổn áp phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Để lựa chọn được một thiết bị ổn áp phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, khách hàng cần cân nhắc rất nhiều yếu tố. Nếu bộ ổn áp hoạt động quá mức sử dụng của gia đình, tuy sẽ không gây hại cho các thiết bị điện, nhưng sẽ khiến cho bạn phải gánh thêm một khoản chi phí tiền điện.
Các bạn chú ý đến các thông số kỹ thuật sau:
– Yêu cầu công suất của thiết bị
– Loại ổn áp là gì
– Yêu cầu công suất cho thiết bị mà bạn cần
– Phạm vi hoạt động của bộ ổn áp
– Sử dụng tăng áp hay hạ áp
- Tránh dùng quá tải hoặc sát tải, dễ dẫn đến chập cháy. Lý tưởng nhất là dùng tải dưới 70% công suất danh định của máy
- Tránh dùng sát dải, bởi trong 1 số trường hợp máy sẽ hoạt động thiếu ổn định. Nhất là vào giờ cao điểm, khi điện lưới bị sụt áp.
- Chỉ dùng máy ổn áp mới, không nên dùng ổn áp cũ. Do linh kiện ổn áp cũ đã xuống cấp theo thời gian.
- Lựa chọn sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Bên cạnh việc nên mua ổn áp hãng nào, thì việc tính công suất hoặc dải điện áp của ổn áp cũng rất quan trọng. Việc tính toán chính xác giúp máy hoạt động ổn định, không lãng phí.
Thông thường, người ta tính công suất của ổn áp thông qua các thiết bị điện công suất lớn. Ví dụ, gia đình có 1-2 điều hòa dùng ổn áp 10KVA, có 2-3 điều hòa dùng ổn áp 15KVA…
Với những tải có động cơ như motor, máy nén khí, điều hòa, máy giặt,…,cần nhân 3 lần công suất. Bởi tải dạng này có dòng khởi động gấp khoảng 3 lần.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết. Bài viết có nhiều điểm sai sót, mong nhận góp ý của các bạn !
Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm
Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm: https://smartplc.com.vn/khoa-hoc.htm
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
TỤ ĐIỆN LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 457
Tụ điện là gì ? Tụ điện là một trong các linh kiện quan trọng nhất trong chế tạo mạch điện. Vậy tụ điện có cấu tạo và chức năng là gì ? Tụ điện có đặc điểm và ứng dụng nổi bật nào? Thông qua bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc về các loại tụ điện.
-
CẶP NHIỆT ĐIỆN LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 386
Cặp nhiệt điện là gì ? Đây là thiết bị đo nhiệt độ thông dụng hiện nay. Được ứng dụng chủ yếu trong công nghiệp. Nguyên lý làm việc của cặp nhiệt điện là dựa vào sự thay đổi điện áp theo nhiệt độ của cặp kim loại. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến mối nối giữa hai kim loại khác nhau tạo ra một điện áp nhỏ. Chúng hoạt động dựa vào một nguyên lý được gọi là hiệu ứng Seebeck. Nhà khoa học Seebeck đã khám phá ra hiện tượng này vào năm 1821.Trong những năm sau đó cặp nhiệt điện đã trở thành loại cảm biến nhiệt được sử dụng rộng rãi nhất. Từ cặp nhiệt điện (thermocouple) được ghép từ hai từ: “thermo” có nghĩa là nhiệt và “couple” có nghĩa là mối nối.
-
BIẾN TRỞ LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 05-01-2023
- Lượt xem: 563
Biến trở là gì ? Công dụng của biến trở là gì ? Chức năng của biến trở. Ngay từ những ngày học vật lý thì ta đã tiếp xúc với linh kiện biến trở. Vậy biến trở có chức năng gì trong mạch điện. Biến trở và điện trở khác nhau như thế nào ? Điện trở là gì ? Bien tro la gi ? Dien tro la gi ?. Tại sao phải sử dụng biến trở điện trở ?
-
ĐIỆN TRỞ LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 28-12-2022
- Lượt xem: 517
Điện trở được đo bằng ohms, được ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp omega (Ω). Ohms được đặt theo tên của Georg Simon Ohm (1784-1854), một nhà vật lý người Đức, người đã nghiên cứu mối quan hệ giữa điện áp, dòng điện và điện trở. Ông được cho là người đã xây dựng nên Định luật Ohm.
-
MẠCH IN LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 28-12-2022
- Lượt xem: 0
Mạch in là gì ? Theo wiki chúng ta định nghĩa mạch in như sau: Bảng mạch in hay bo mạch in (printed circuit board – PCB), đôi khi gọi tắt là mạch in, là bảng mạch điện dùng phương pháp in để tạo hình các đường mạch dẫn điện và điểm nối linh kiện trên tấm nền cách điện.