CẦU ĐỐI NỐI DÂY ĐIỆN– TERMINAL BLOCKS – DOMINO
- Ngày đăng: 27-09-2022
Terminal block hay còn có các tên gọi khác như Terminal strip, Terminal Block Strip, Terminal Block Connector, Barrier Terminal Strip và Barrier Terminal Block hoặc có thể gọi là Domino (domino điện). Trong tiếng việt chúng ta thường gọi nó là “cầu đấu” hay cũng có các tên gọi khác như: khối thiết bị đầu cuối, khối đầu cuối, khối nối, khối đấu dây,..
Terminal block là gì?
Terminal block (cầu đấu) là một tập hợp của hai hoặc nhiều hơn các điểm kết nối và có thể đấu nối các dây điện với nhau thông qua các điểm này. Một tập hợp các cầu đấu có thể kết hợp thành một khối duy nhất và giữa các cầu đấu được cách điện với nhau.
Vật liệu làm cầu đấu
Chức năng chính của các cầu đấu là kết nối giữa các đầu dây diện và đảm bảo tính an toàn. Vậy nên, các bộ phận vỏ, lớp bảo vệ thường được làm bằng các vật liệu cách điện, chịu nhiệt như nhựa hoặc gốm. Còn các bộ phận tiếp xúc với các đầu dây có nhiệm vụ kết nối và truyền dẫn thường được làm bằng hợp kim, đồng, có tính truyền dẫn cao và có khả năng chống ăn mòn.
Chú ý khi sử dụng cầu đấu
Các vị trí đặt cầu đấu phải được gắn một các chặt chẽ, an toàn, ổn định, tránh các vị trí ẩm ướt. Độ dài mỗi đầu dây cần kết nối đảm bảo tối thiểu 1.5 cm. Cố định các đầu dây trần vào các đầu nối kim loại một cách chắc chắn và đảm bảo các đầu dây trần không nằm ngoài phạm vi cách điện của cầu đấu.
Cầu đấu có các chức năng nâng cao
Đa số các cầu đấu được thiết kế với chức năng chính là tạo ra một kết nối giữa hai đầu dây diện, tuy nhiên một số biến thể nâng cấp của cầu đấu cũng được tạo ra nhằm đáp ứng một số phân khúc người dùng. Ví dụ một số loại có thêm cầu chì, đèn tín hiệu hoặc các tính năng với các chức năng nâng cao khác dành cho các ứng dụng phức tạp hơn.
Phân loại cầu đấu (terminal block)
Cầu đấu được chia thành hai loại chính là loại cố định và loại có thể mở rộng (kiểu ghép mắt – điểm nối).
Cầu đấu loại cố định
Cầu đấu loại cố định là loại cầu đấu mà tổng số lượng các mắt nối được cố định trong một khối đồng nhất. Loại này thường có ưu điểm là rất chắc chắn, có thể gá trực tiếp vào tủ. Tuy nhiên, nhược điểm là tính linh hoạt kém, chiếm diện tích bề mặt lớn.
Cầu đấu loại có thể mở rộng
Cầu đấu có thể mở rộng là loại cầu đấu được thiết kế các mắt nối riêng lẻ, có thể lắp ghép các mắt nối để tạo thành một khối hoàn chỉnh với số lượng mắt nối tùy chọn. Loại này có ưu điểm là linh hoạt, tiết kiệm không gian. Tuy nhiên, nhược điểm là cần giá đỡ (rail) để có thể lắp đặt, sắp xếp và gá gián tiếp qua giá đỡ vào tủ; giá thành cao hơn loại cố định.
Ngoài ra chúng ta có thể phân loại cầu đấu theo số tầng:
Cầu đấu 1 tầng
Cầu đấu 2 tầng
Cầu đấu 3 tầng
Công nghệ cầu đấu (terminal block technology)
Cấu tạo, cách sử dụng và tính ứng dụng của mỗi loại cầu đấu phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Cùng điểm qua một số loại cầu đấu chuyên dụng phổ biến.
1. Công nghệ lò xo (PI-Spring technology)
Cho phép đưa trực tiếp các đầu dây vào điểm kết nối và tự động giữ cố định bằng công nghệ sử dụng lực đẩy của lò xo, nhanh hơn 50% so với công nghệ kẹp vít tiêu chuẩn.
2. Công nghệ kẹp vít (Screw clamp technology)
Được thiết kế cho các vị trí đấu nối trong môi trường rung, chấn động hoặc cần kéo cáp. Có thể sử dụng nhiều hơn một đầu dây dẫn trên mỗi điểm kẹp từ đó tiết kiệm được không cần mở rộng trong tủ điện.
3. Công nghệ rắc cắm (Pluggable technology)
Công nghệ rắc cắm cho phép điểm kết nối “cắm và giữ”. Từ đó, giúp tiết kiệm năng suất đấu dây, tối ưu hóa hệ thống dây dẫn.
Lựa chọn loại cầu đấu phù hợp
Việc chọn đúng loại cầu đấu cho ứng dụng của bạn trông có vẻ dễ dàng nhưng trên thực tế, nó phức tạp hơn những gì bạn có thể nhận ra. Các khía cạnh của cầu đấu cần được xem xét trước khi lựa chọn thường là yêu cầu về dòng điện, yêu cầu về điện áp, dây đang được sử dụng, độ bền cơ học và môi trường.
Yêu cầu dòng điện
Các yêu cầu về dòng điện được cho là khía cạnh quan trọng nhất cần xem xét vì sử dụng dòng điện quá sức chịu của cầu đấu có thể dẫn đến quá nhiệt khiến cầu đấu bị hỏng. Khi lựa chọn cầu đấu, hãy đảm bảo rằng cầu đấu đã chọn có thể chịu được dòng điện mà bạn dự kiến sử dụng cộng thêm 50 phần trăm nữa. Ví dụ, nếu dòng điện dự kiến là 2 A, thì nên chọn cầu đấu chịu được dòng điện 3 A thì sẽ đảm bảo.
Yêu cầu điện áp
Cũng giống như dòng điện, điện áp cũng cần được tính đến. Điện áp gây ra sự cố đánh thủng điện môi, nếu điện áp quá cao đối với cầu đấu có thể gây ra rò rỉ dòng điện giữa các khối đấu nối liền kề. Tuy nhiên, các yêu cầu về điện áp cao thường rất hiếm khi có trong thiết kế, đó là lý do tại sao việc xem xét điện áp thường bị bỏ qua đối với điện áp dưới 100 V. Tuy nhiên, con số này vẫn rất quan trọng và phải được kiểm tra trước khi chọn cầu đấu.
Loại dây sử dụng
Không phải tất cả các loại dây đều như nhau, và mỗi loại dây đều có ưu nhược điểm riêng. Ví dụ, khi chọn khối đấu nối cho cáp, phải biết được kích thước của cáp (nó có phù hợp với kích thước của cầu đấu hay không?) và nó là lõi đơn hay đa lõi. Dây đa lõi hoạt động rất tốt trong các đầu nối vít, trong khi dây một lõi hoạt động tốt trong các đầu nối đẩy (lò xo đẩy).
Độ bền cơ học và môi trường
Môi trường là một khía cạnh rất quan trọng cần xem xét khi chọn cầu đấu. Một số khối thiết bị đầu cuối có thể mạnh về mặt cơ học và có thể xử lý dòng điện cao, nhưng nếu kết nối được sử dụng trong môi trường trên hoặc gần biển, thì không khí mặn sẽ gây bất lợi cho các tiếp điểm kim loại. Môi trường cũng có thể là các dao động của dải nhiệt độ rộng hoặc thường xuyên xảy ra các rung động cơ học, làm cho các đầu vít không được đáng tin cậy.
Ứng dụng cầu đấu
Với tính năng chính của cầu đấu là đấu nối (kết nối) các đầu dây điện với nhau nhằm đảm bảo tính liền mạch. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng, cầu đấu được ứng dụng trong hầu hết mọi ngành, mọi lĩnh vực liên quan đến điện (đặc biệt là tủ điện và các hệ thống sử dụng dây dẫn).
Nếu bạn đang quan tâm đến cầu đấu (terminal blocks – domino) như tìm mua, muốn làm đại lý hoặc cần tư vấn thêm về cầu đấu. Hãy liên hệ với ALPHA TECH PLC để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả. Xin cảm ơn!
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
CUỘN CẢM LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 28-12-2022
- Lượt xem: 642
Cuộn cảm là gì ? Chắc rằng những bạn học ngành điện tử cũng như từng học Vật lý phổ thông điều nghe về khái niệm cuộn cảm. Trong bài viết này mình xin chia sẻ một số kiến thức mình đã tổng hợp được về cuộn cảm. Các bạn cùng xem nhé. Nếu bạn học vật lý điện tử, bạn sẽ bắt gặp các từ chuyên môn như cuộn cảm, độ tự cảm, inductor, hệ số tự cảm, cuộn dây điện, cuộn dây, công thức tính độ tự cảm, cảm kháng, cuộn cảm cao tần, inductor là gì.
-
CB LÀ GÌ ? CHỨC NĂNG VÀ CẤU TẠO
- Ngày đăng: 27-12-2022
- Lượt xem: 990
CB là viết tắc của danh từ Circuit Breaker – tiếng Anh, tến khác như Disjonteur – tiếng Pháp hay Aptomat – tiếng Nga. CB là khí cụ điện dùng đóng ngắt mạch điện ( một pha, ba pha ). Có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sút áp.. mạch điện.
-
CURRENT TRANSFORMER LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 23-12-2022
- Lượt xem: 568
Theo chuyên ngành điện Current Transformer được dịch sang tiếng việt có nghĩa là biến dòng. Biến dòng là dòng điện được biến đổi. Biến đổi ở đây có thể là từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, từ dòng AC sang DC..Trong bài viết này mình chia sẻ hai dòng Current Transformer dùng phổ biến hiện nay. Đó là biến dòng sơ cấp thứ cấp và biến dòng analog.
-
CÁC LINH KIỆN ĐIỀU KHIỂN
- Ngày đăng: 23-12-2022
- Lượt xem: 594
Các linh kiên điều khiển là các linh kiện có nhiệm vụ đóng ngắt mạch hay các thiết bị, Đóng ngắt tự động hoặc thủ công. Có nhiều dạng khác nhau, mỗi loại có các đặc tính và nhiệm vụ khác nhau. Trong bài chia sẽ này, mình xin giới thiệu các linh kiện phổ biến được dùng nhiều trong điện dân dụng cũng như công nghiệp.
-
GIỚI THIỆU VỀ CONTACTOR
- Ngày đăng: 01-12-2022
- Lượt xem: 760
Công tắc tơ ( Contactor ) là khí cụ điện dùng để đóng, ngắt thường xuyên các mạch điện động lực, từ xa, bằng tay (qua hệ thống nút bấm) hoặc tự động. Việc đóng cắt công tắc tơ có tiếp điểm có thể được thực hiện bằng nam châm điện, thủy lực hay khí nén. Thông thường ta gặp loại đóng cắt bằng nam châm điện.