GIỚI THIỆU VỀ CONTACTOR

1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 418 Xem
  1. Ngày đăng: 01-12-2022

Công tắc tơ ( Contactor ) là khí cụ điện dùng để đóng, ngắt thường xuyên các mạch điện động lực, từ xa, bằng tay (qua hệ thống nút bấm) hoặc tự động. Việc đóng cắt công tắc tơ có tiếp điểm có thể được thực hiện bằng nam châm điện, thủy lực hay khí nén. Thông thường ta gặp loại đóng cắt bằng nam châm điện.

GIỚI THIỆU VỀ CONTACTOR

I. Giới thiệu chung về Contactor:

Công tắc tơ ( Contactor ) là khí cụ điện dùng để đóng, ngắt thường xuyên các mạch điện động lực, từ xa, bằng tay (qua hệ thống nút bấm) hoặc tự động.

Việc đóng cắt công tắc tơ có tiếp điểm có thể được thực hiện bằng nam châm điện, thủy lực hay khí nén. Thông thường ta gặp loại đóng cắt bằng nam châm điện.

II. Cấu tạo và nguyên lý làm việc:

Contactor hoạt động giựa trên nguyên lý cảm ứng từ.

Contactor

                                 Hình ảnh mô tả cấu trúc cơ bản của contactor.

 – Bên trong contactor có hai mạch điện, một là mạch điều khiển, mạch còn lại là mạch động lực.

 – Mạch điều khiển được nối với cuộn cảm của nam châm điện. Mạch động lực được nối với tiếp điểm tĩnh.

 – Nam châm điện có cấu tạo gồm cuộn dây quấn quanh lõi sắt non.

 – Khi có điện cấp vào cuộn dây thông qua mạch điều khiển, từ trường tạo ra sẽ từ hoá nam châm điện.

 – Từ trường này sẽ hút lõi thép vào nam châm, làm tiếp điểm trong contactor đóng lại và khép kín mạch động lực.

 – Khi ngắt mạch điều khiển, từ trường ở nam châm điện biến mất, và tiếp điểm trở về trạng thái cũ nhờ tác động của lò xo.

III. Ứng dụng

 – Contactor: là thiết bị điều khiển để đóng mở cung cấp nguồn cho một thiết bị công suất tải lớn: Máy Lạnh lớn, động cơ kéo tải lớn… Thường là loại 3 pha, nên ít thấy loại 1 pha.

Khác với Relay nguồn điều khiển là một chiều điện áp thấp. Contactor có nguồn điều khiển là loại xoay chiều điện áp cao.

 – Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện.

 – Để an toàn khi vận hành, dễ điều khiển cho người sử dụng bằng cách nhấn nút mà không cần đến chip xử lý nào cả.  Đây là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những quá trình phức tạp, nhưng nó đơn giản và ổn định cao, dễ sửa chữa và không cần chuyên môn cao.

 – Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc đòi hỏi sự phức tạp và khó khăn, nên cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý. Do đó, phương pháp cơ điện tử ra đời để đáp ứng được những quá trình: đóng gói sản phẩm, ép nhựa…

Contactor vẫn là thiết bị sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp tự động hóa việc sản xuất.

Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm

Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm:

·         Đào tạo PLC Mitsubishi

·         Đào tạo PLC Siemens

·         Đào tạo PLC Omron

·         Đào tạo PLC LS

·         Đào tạo PLC Delta
.         Đào tạo PLC Keyence
.         Đào tạo PLC tại Doanh Nghiệp

·         Đào tạo thiết kế màn hình điều khiển HMI các hãng

·         Đào tạo lập trình Robot Công nghiệp
.         Đào tạo lập trình xử lý hình ảnh VISION

·         Lập trình điều khiển động cơ Servo, Step

·         Đào tạo Thiết kế, lắp đặt tủ điện chuyên nghiệp
.         Đào tạo Thiết kế điện với EPLAN/AutoCAD/3D

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC

Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hải Phòng : Trường Trung Cấp Nghề Kỹ Thuật Xi Măng, 3 Hà Nội - Hải Phòng, Trại Chuối, Hồng Bàng, Hải Phòng 04000, Việt Nam

SĐT/Zalo: 0988 803 232

Website: https://smartplc.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech

Email: infor.smartplc@gmail.com

Bài viết khác