BIẾN DÒNG 100/5A
- Ngày đăng: 28-09-2022
Biến dòng 100/5A được sử dụng để đo dòng sơ cấp cho các tải có dòng nhỏ hơn 100A. Đây là loại biến dòng sơ cấp với tỉ lệ 20:1 cho dòng 100 Ampe. Các đồng hồ đo dòng trên các tủ điện đều dùng chung chuẩn 0-5A để đọc các biến dòng 100/5A để hiển thị.
Biến Dòng 100/5A
Biến dòng 100/5A được sử dụng để đo dòng sơ cấp cho các tải có dòng nhỏ hơn 100A. Đây là loại biến dòng sơ cấp với tỉ lệ 20:1 cho dòng 100 Ampe. Các đồng hồ đo dòng trên các tủ điện đều dùng chung chuẩn 0-5A để đọc các biến dòng 100/5A để hiển thị.
Nếu bạn muốn đưa tín hiệu về PLC hoặc hiển thị điện tử thì bạn cần chuyển đổi sang analog 4-20mA hoặc 0-10V để PLC có thể đọc được.
Trong công nghiệp, vấn đề nhức nhối nhất là các động cơ chạy quá tải nhưng không có một thiết bị nào có thể theo dõi, cảnh báo & đưa ra các quyết định ngưng hoạt động khi dòng lên quá cao. Lý do thường gặp là chúng ta không biết có các thiết bị đo dòng hoặc giải pháp giám sát dòng của các motor, biến tần trong quá trình điều khiển.
Biến dòng 100/5A
Biến dòng 100/5A được sử dụng theo phương pháp cổ điển nhất là đo dòng và truyền tín hiệu về dạng 5A cho các thiết bị như đồng hồ đo dòng Ampe và bộ chuyển đổi tín hiệu 0-5A xử lý.
Đối với biến dòng 100/5A chúng ta sẽ có 2 cách để sử dụng :
- Hiển thị dòng 100A bằng đồng hồ cơ truyền thống
- Sử dụng bộ chuyển đổi 0-5A để truyền tín hiệu về PLC
Tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng biến dòng 100/5A trong bài viết này. Cùng xem sử dụng nó như thế nào nhé.
Hiển thị dòng 100/5A bằng đồng hồ Ampe
Trong bất kỳ một tủ điện động lực nào được thiết kế đúng chuẩn đều phải có 3 CT dòng tương ứng cho 3 pha. Để hiển thị dòng của từng pha thì các đồng hồ cơ loại 100/5A được sử dụng để hiển thị đúng giá trị từ biến dòng 100/5A truyền về.
Cách sử dụng biến dòng 100/5A với đồng hồ ampe 100/5A khá đơn giản với 2 dây Dương ( + ) và Âm ( – ) được kết nối với nhau. Chúng ta cần lưu ý là đấu dây sao cho Dương ( + ) với Dương ( + ) và Âm ( – ) với Âm ( – ) là đồng hồ ampe sẽ hiển thị đúng theo tải của CT dòng đưa về.
Một nhược điểm khá lớn của biến dòng 100/5A và bộ hiển thị 100/5A đó chính là sai khá lớn so với các loại điện tử. Điều này cũng dể hiểu bởi giá thành của hai thiết bị cũng khá rẻ so với loại điện tử.
Đây là lại một cách thức được sử dụng nhiều nhất cho các tủ điện truyền thống chỉ cần hiển thị cơ bản cho đủ dòng – áp trên tủ động lực. Với một yêu cầu cao hơn là cần lấy tín hiệu từ CT dòng 100/5A về PLC hay hiển thị điện tử thì chúng ta có một giải pháp khác. Đó chính là dùng bộ chuyển đổi tín hiệu 0-5A sang 4-20mA.
Sử dụng bộ chuyển đổi 0-5A để đưa về PLC
Để lấy tín hiệu của biến dòng 100/5A đưa về PLC để giám sát, điều khiển chúng ta cần phải có một thiết bị gọi là bộ chuyển đổi tín hiệu 0-5A sang 4-20mA. Bộ chuyển đổi 0-5A đang được nhiều đối tác lựa chọn sử dụng nhất chính là Z201-H của Seneca với khả năng khử nhiễu tốt và dễ sử dụng nhất trong các loại chuyển đổi 0-5A sang analog 4-20mA, 0-10V về PLC.
Bộ chuyển đổi 0-5A của Seneca Z201-H đã được chứng minh độ ổn định, bền bỉ, khả năng chống nhiễu bởi khách hàng của chúng tôi. Một trong những điểm khách hàng lựa chọn Z201-H đó chính là khả năng chống nhiễu của dòng 0-5A vào bộ chuyển đổi. Ngoài ra, khi hoạt động trong môi trường motor và biến tần có công suất lớn thì hầu hết các thiết bị của các hãng khác không thể hoạt động ổn định nhưng với Z201-H thì điều đó không phải là trở ngại.
Biến dòng 100A sang 4-20mA
Biến dòng 100A sang 4-20mA là một loại biến dòng Analog mới được sử dụng trong thời gian gần đây. Loại biến dòng này có nhiều ưu điểm vượt trội so với biến dòng 100/5A không thể có được. Đặc điểm nổi trội của loại biến dòng này chính là tín hiệu ngõ ra trực tiếp ngay trên biến dòng mà không cần phải thông qua bộ chuyển đổi.
Biến dòng Analog 4-20mA có thể kết hợp với nhiều thiết bị khác nhau để hiển thị, điều khiển, giám sát chỉ với duy nhất một thiết bị. Ngoài ra, điểm mạnh của loại biến dòng Analog 4-20mA chính là giá thành khá rẻ so với các loại biến dòng khác kết hợp với bộ chuyển đổi.
Tiện lợi hơn, giá rẻ hơn, lắp đặt đơn giản, cài đặt dễ dàng. Vậy tại sao chúng ta phải chọn biến dòng 100/5A ? Thật ra các hệ thống cũ đã tích hợp và sử dụng biến dòng 100/5A việc thay thế công nghệ mới có thể không tương thích. Chính vì thế chúng ta phải hiểu các thiết bị đầu cuối của chúng ta có thể đọc trực tiếp 4-20mA hay chỉ có thể đọc 0-5A. Mấy bạn lưu ý nhé.
Biến dòng T201DCH100-LP
Biến dòng T201DCH100-LP được thiết kế cho đo dòng điện 100A và có tín hiệu ngõ ra 4-20mA. T201DCH100-LP vừa dùng được cho dòng AC, vừa dùng được cho dòng DC nên chúng ta không cần quá lo lắng AC hay DC. Đối với dòng DC thì T201DCH100-LP còn đo được chiều của dòng điện tức có thể đo dòng âm.
Một điểm đặt biệt nữa là T201DCH100-LP có tùy chỉnh đo dòng 0-50A tương ứng với 4-20mA ngay trên thiết bị bằng DIP Switch. Điều này có nghĩa rằng T201DCH100-LP sẽ có 2 mức cài đặt để đo dòng điện khác nhau là 100A và 50A tương ứng với tín hiệu 4-20mA ngõ ra.
Kích thước tâm lỗ đo dòng là 20,5mm dư sức sử dụng cho các dây tải của động lực. Khả năng chịu quá tải lên tới 500A và lớn nhất chịu được lên tới 2000A đi qua thiết bị.
Cách sử dụng biến dòng 100A sang 4-20mA
Biến dòng 100A sang 4-20mA có cách dùng khá đơn giản mà ai cũng có thể dùng được nếu chưa từng tiếp xúc qua trước đó. Dòng điện tải động lực vào motor sẽ được đi trực tiếp xuyên qua tâm của T201DCH100-LP.
Trong phần ngõ ra 4-20mA chúng ta cần dùng một bộ nguồn ngoài để cấp nguồn cho T201DCH100-LP.
- Nguồn 24V ( + ) sẽ kết nối với Output ( + ) của T201DCH100-LP
- Nguồn 24V ( – ) sẽ kết nối với AI ( – ) của PLC
- Output ( – ) T201DCH100-LP sẽ kết nối với AI ( + ) của PLC
Chúng ta lưu ý cách đấu dây mà mình hướng dẫn nhé. Không phải sai đâu nhé. Output ( + ) tương ứng với nhận nguồn cấp, còn Output ( – ) tương ứng với tín hiệu 4-20mA ngõ ra về PLC.
Nếu các bạn lắp theo cách trên mã PLC vẫn không nhận thì kiểm tra các modul AI của PLC xem còn hoạt động tốt hay không và kiểm tra T20DCH100-LP xem có vị vấn đề gì không và dùng đồng hồ chuyên dụng TEST-4 để đo dòng ngõ ra của T201DCH100-LP.
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
CUỘN CẢM LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 28-12-2022
- Lượt xem: 661
Cuộn cảm là gì ? Chắc rằng những bạn học ngành điện tử cũng như từng học Vật lý phổ thông điều nghe về khái niệm cuộn cảm. Trong bài viết này mình xin chia sẻ một số kiến thức mình đã tổng hợp được về cuộn cảm. Các bạn cùng xem nhé. Nếu bạn học vật lý điện tử, bạn sẽ bắt gặp các từ chuyên môn như cuộn cảm, độ tự cảm, inductor, hệ số tự cảm, cuộn dây điện, cuộn dây, công thức tính độ tự cảm, cảm kháng, cuộn cảm cao tần, inductor là gì.
-
CB LÀ GÌ ? CHỨC NĂNG VÀ CẤU TẠO
- Ngày đăng: 27-12-2022
- Lượt xem: 1019
CB là viết tắc của danh từ Circuit Breaker – tiếng Anh, tến khác như Disjonteur – tiếng Pháp hay Aptomat – tiếng Nga. CB là khí cụ điện dùng đóng ngắt mạch điện ( một pha, ba pha ). Có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sút áp.. mạch điện.
-
CURRENT TRANSFORMER LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 23-12-2022
- Lượt xem: 579
Theo chuyên ngành điện Current Transformer được dịch sang tiếng việt có nghĩa là biến dòng. Biến dòng là dòng điện được biến đổi. Biến đổi ở đây có thể là từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, từ dòng AC sang DC..Trong bài viết này mình chia sẻ hai dòng Current Transformer dùng phổ biến hiện nay. Đó là biến dòng sơ cấp thứ cấp và biến dòng analog.
-
CÁC LINH KIỆN ĐIỀU KHIỂN
- Ngày đăng: 23-12-2022
- Lượt xem: 612
Các linh kiên điều khiển là các linh kiện có nhiệm vụ đóng ngắt mạch hay các thiết bị, Đóng ngắt tự động hoặc thủ công. Có nhiều dạng khác nhau, mỗi loại có các đặc tính và nhiệm vụ khác nhau. Trong bài chia sẽ này, mình xin giới thiệu các linh kiện phổ biến được dùng nhiều trong điện dân dụng cũng như công nghiệp.
-
GIỚI THIỆU VỀ CONTACTOR
- Ngày đăng: 01-12-2022
- Lượt xem: 778
Công tắc tơ ( Contactor ) là khí cụ điện dùng để đóng, ngắt thường xuyên các mạch điện động lực, từ xa, bằng tay (qua hệ thống nút bấm) hoặc tự động. Việc đóng cắt công tắc tơ có tiếp điểm có thể được thực hiện bằng nam châm điện, thủy lực hay khí nén. Thông thường ta gặp loại đóng cắt bằng nam châm điện.