LỆNH COUNTER TRÊN PLC SIEMENS S7 1200
- Ngày đăng: 16-11-2022
Khi viết chương trình cho PLC Siemens s7-1200, có trường hợp ta cần đếm số lượng một thao tác nào đó từ cảm biến bên ngoài hoặc bit phụ trên PLC. Thường ta phải sử dụng đến khối hàm chức năng có tên gọi là counter hay bộ đếm do hãng tích hợp sẵn trong tập lệnh của CPU.
LỆNH COUNTER TRÊN PLC SIEMENS S7 1200
Khi viết chương trình cho PLC Siemens s7-1200, có trường hợp ta cần đếm số lượng một thao tác nào đó từ cảm biến bên ngoài hoặc bit phụ trên PLC. Thường ta phải sử dụng đến khối hàm chức năng có tên gọi là counter hay bộ đếm do hãng tích hợp sẵn trong tập lệnh của CPU.
Trên PLC Siemens s7-1200 có sẵn 3 lệnh counter trên PLC Siemens S7 1200 với sự khác nhau như tên gọi của chúng là counter đếm lên, counter đếm xuống, counter vừa đếm lên, vừa đếm xuống.
Sau đây chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn về từng lệnh counter trên PLC Siemens S7 1200
1/ Lệnh counter đếm lên trên plc siemens s7 1200
Mô tả chi tiết:
– CU là ngõ vào của bộ đếm có thể là dữ liệu dạng bit bất kỳ, counter sẽ đếm lên khi tín hiệu ngõ vào chuyển từ 0=>1
– R là ngõ vào để reset bộ đếm.
– PV là giá trị cài đặt của bộ đếm.
– Q là tín hiệu ngõ ra của bộ đếm khi đếm lên tới giá trị PV thì ngõ ra này sẽ kích hoạt lên 1.
– CV là giá trị hiện tại của bộ đếm.
2/ Lệnh counter đếm xuống trên plc siemens s7 1200
Mô tả chi tiết:
- – CD là ngõ vào tín hiệu, counter sẽ đếm xuống khi tín hiệu này từ 0=>1
- – LD là bit reset bộ đếm, khi bit này từ 0=>1 thì giá trị của bộ đếm sẽ bị chuyển về giá trị PV
- – PV là giá trị cài đặt của bộ đếm
- – Q là ngõ ra của bộ đếm khi đếm về giá trị 0 sẽ out ra 1.
- – CV là giá trị hiện tại của bộ đếm.
3/ Lệnh counter vừa đếm lên vừa đếm xuống trên plc siemens s7 1200
Mô tả chi tiết :
- – CU là ngõ vào đếm lên
- – CD là ngõ vào đếm xuống
- – R là chân reset khi chân này chuyển từ 0=>1 thì giá trị bộ đếm về 0.
- – LD là chân reset về giá trị PV
- – QU on lên 1 khi giá trị đếm bằng giá trị PV
- – QD on lên 1 khi giá trị đếm =0
- – CV là giá trị hiện tại của bộ đếm.
Lưu ý: đây là counter bộ đếm thường nên tốc độ đếm xung đầu vào khá thấp nên chỉ đếm những tín hiệu ngõ vào có tốc độ thấp, nếu cấp xung tốc độ cao vào bộ đếm này sẽ không còn chính xác.
Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm
Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm:
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
14 TẬP LỆNH LẬP TRÌNH PLC S7-200
- Ngày đăng: 27-01-2023
- Lượt xem: 1570
Lập trình PLC S7 200 đã có khá lâu rồi, tuy ở các nhà máy, xưởng sản xuất ít còn sử dụng nhưng trong các trường đại học, cao đẳng, nghề vẫn còn dùng trong giảng dạy và tạo bước tiền đề cho sinh viên làm quen với chuyên ngành điều khiển lập trình.
-
TẠI SAO HỌC PLC SIEMENS
- Ngày đăng: 29-11-2022
- Lượt xem: 486
Thực sự thì bạn học PLC dòng nào cũng được, ở Việt nam thì thịnh: Mitsu, Omron, Siemens, Delta… Siemens thì được hỗ trợ nhìều trên mạng, cấu hình, lập trình khá linh hoạt và tiện ích.
-
BẢO MẬT TRONG LẬP TRÌNH PLC S7 VỚI TIA PORTAL
- Ngày đăng: 29-11-2022
- Lượt xem: 1114
Để thiết lập bảo mật cho khối hàm, bạn vào Properties của khối hàm đó, vào Protection, bạn sẻ thấy có 3 kiểu bảo mật là: bảo vệ read/write, bảo vệ write và bảo vệ không cho coppy.
-
CÁC VÙNG NHỚ TRONG PLC S7 1200
- Ngày đăng: 25-11-2022
- Lượt xem: 2408
– PLC có 3 loại vùng nhớ đó là Work memory, Load memory và Retentive. – Ý nghĩa: PLC sử dụng vùng nhớ để lưu trữ chương trình người dùng (User program), dữ liệu (data), và cấu hình (configuration).
-
KẾT NỐI CÁP USB PPI VỚI PLC SIEMENS S7-200
- Ngày đăng: 18-11-2022
- Lượt xem: 776
Kết nối máy tính với PLC đôi khi là rất đơn giản, nhưng với bạn mới làm quen thì cũng là vấn đề không nhỏ. Vậy làm thế nào để biết Cách Kết Nối Cáp USB PPI Với PLC Siemens S7-200? Bài viết sau sẽ hướng dẫn kết nối PLC Siemens với máy tính cho các bạn mới làm có bước khởi đầu thuận lợi, dành tâm trí vào các bài toán lập trình.