CẢM BIẾN LƯU LƯỢNG NHIỆT TFS – 35
- Ngày đăng: 29-09-2022
Cảm biến lưu lượng nhiệt TFS – 35 là thiết bị được sản xuất bởi hãng Dinel. Có công dụng như một công tắc điện tử. Hoạt động dựa trên sự cảm nhận về lưu lượng và nhiệt độ của chất lỏng trong đường ống. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng loại cảm biến lưu lượng nhiệt TFS – 35. Mời bạn đọc bài viết này để biết cách sử dụng thiết bị này nhé
Cảm Biến Lưu Lượng Nhiệt TFS – 35 Cài Đặt Thế Nào?
Cảm biến lưu lượng nhiệt TFS – 35 là thiết bị được sản xuất bởi hãng Dinel. Có công dụng như một công tắc điện tử. Hoạt động dựa trên sự cảm nhận về lưu lượng và nhiệt độ của chất lỏng trong đường ống. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng loại cảm biến lưu lượng nhiệt TFS – 35. Mời bạn đọc bài viết này để biết cách sử dụng thiết bị này nhé
Cảm biến lưu lượng nhiệt TFS – 35 làm được gì?
Cảm biến TFS – 35 là loại cảm biến lưu lượng nhiệt. Chúng hoạt động bằng cách đưa một lượng nhiệt không đổi vào dòng chảy. Khi chất lỏng trong quá trình chảy qua đường ống, các máy dò nhiệt độ sẽ đo nhiệt độ tăng lên, trong khi lượng nhiệt ở đầu dò không đổi. Chính vì lý do này, loại cảm biến này thường sẽ nóng khi bạn cung cấp nguồn cho thiết bị.
Cảm biến lưu lượng nhiệt TFS – 35 thích hợp để theo dõi sự thay đổi của dòng chảy và nhiệt độ của chúng trong các ống dẫn. Các ống dẫn ở đây có thể là ống nhựa hoặc ống kim loại. Đầu ra của cảm biến có thể là PNP. Với Relay bên trong sẽ được kích hoạt khi dòng chảy đạt được mức cài đặt. Hoặc cũng có thể là đầu ra dạng tín hiệu dòng 4-20 mA.
Thông số kỹ thuật
Nguồn cấp: 12..34 Vdc
Đầu ra
- TFS-35N-_-_-PFPT-_: 2 đầu ra PNP cho cả lưu lượng và nhiệt độ
- TFS-35N-_-_-IFPF-_: 1 đầu ra PNP cho lưu lượng + 1 đầu ra 4-20 mA cho lưu lượng
- TFS-35N-_-_-IFPT-_: 1 đầu ra PNP cho nhiệt độ + 1 đầu ra 4-20 mA cho lưu lượng
Các điểm nhiệt độ mà cảm biến được kích hoạt: 15 độ, 30 độ, 45 độ, 60 độ, 75 độ
Khoảng đo lưu lượng: 1-150 cm/s (cho nước)
Đạt chuẩn bảo vệ: IP67, IP68
Khoảng nhiệt độ hoạt động: -20..80 độ
Thời gian phản hồi: 2-15 s (tùy vào cài đặt lưu lượng cho cảm biến)
Trong khoảng nhiệt độ hoạt động chịu được 100 bar
Ren kết nối: G ½’’
Vật liệu: thép không gỉ
Những lưu ý khi cài đặt cảm biến lưu lượng nhiệt TFS – 35
Để có thể sử dụng cảm biến TFS – 35 một cách tốt nhất. Các bạn cần lưu ý những điều sao khi lắp đặt thiết bị.
Khi lắp đặt cần đặt sao cho toàn bộ thanh dò của cảm biến ngập trong chất lỏng. Đồng thời, đặt sao cho đầu dò của thiết bị cách thành ống ít nhất 13 mm.
Nên đặt cảm biến ở những vùng có dòng lưu lượng tăng để dễ kiểm soát lưu lượng. Không nên đặt ở những vùng kín, không bị thoát khí như các bộ phận cao nhất của hệ thống, các khu vực nằm ngang có độ hở.
Đặt
Một điều nữa cần lưu ý, độ nhạy của cảm biến phụ thuộc vào vị trí đặt của nó so với dòng chảy. Sẽ có 4 vị trí đặt cơ bản như hình bên dưới. Trong đó
- Vị trí 1 và 2 nên được ưu tiên lắp đặt. Ở những vị trí này cảm biến không phụ thuộc vào hướng của dòng chảy và có độ nhạy tương đương cài đặt gốc.
- Vị trí 3 cảm biến sẽ có độ nhạy tăng lên. Phù hợp cho các dòng chảy với lưu lượng nhỏ và bị hạn chế với lưu lượng lớn.
- Vị trí 4 thì ngược lại vị trí 3. Độ nhạy cảm biến sẽ giảm. Vì vậy, sẽ phù hợp với các lưu lượng lớn và hạn chế với các lưu lượng nhỏ.
Đấu nối điện dành cho TFS – 35
Hầu hết các dạng đầu nối của TFS – 35 đều được nối sẵn dây cáp PVC. Vì vậy, chỉ cần nhận biết được chức năng của 4 dây thông qua màu của chúng để có thể thực hiện đấu nối chính xác. Còn nếu như bạn sử dụng dạng đầu nối M12. Bạn nên lưu ý khi cắm dây cáp vào thiết bị đúng với các chân được quy định trên thiết bị
Dành cho loại PFPT
Đối với loại PFPT có 2 đầu ra PNP cho cả lưu lượng và nhiệt độ. Trong đó với 4 dây có chức năng như sau:
- Dây nguồn (+) BN là dây nâu
- Dây nguồn (-) BU là dây xanh
- Dây tín hiệu PNP lưu lượng BK là dây đen
- Dây tín hiệu PNP nhiệt độ WH là dây trắng
Để thực hiện đấu nối cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần nối dây BN vào nguồn (+) 24Vdc, dây BU vào nguồn (-) 0Vdc. Còn 2 dây tín hiệu BK và WH nối vào chân (+) của thiết bị bạn cần điều khiển. Và chân (-) của thiết bị vào nguồn 0 V.
Dành cho loại IFPF và IFPT
Đối với loại IFPF và IFPT sẽ có một đầu PNP và một đầu 4-20 mA. Vẫn sẽ có 4 dây, tuy nhiên sẽ có các chức năng khác nhau như sau:
- Dây nguồn (+) BN là dây nâu
- Dây nguồn (-) BU là dây xanh
- Dây tín hiệu PNP lưu lượng (hoặc nhiệt độ) BK là dây đen
- Dây tín hiệu 4-20 mA lưu lượng WH là dây trắng
Để thực hiện đấu dây. Tương tự như trên dây BN và dây BU sẽ là hai dây đấu vào nguồn (+) và (-). Nếu bạn cần tín hiệu 4-20 mA bạn cần sử dụng dây WH để truyền tín hiệu và dây BU đấu 0 V. Còn khi bạn cần sử dụng đầu ra PNP ra chỉ cần đấu dây BK vào chân (+) của thiết bị và chân (-) vào nguồn 0 V.
Cài đặt cảm biến lưu lượng nhiệt TFS – 35
Cảm biến lưu lượng nhiệt TFS – 35 giống như hầu hết các loại cảm biến khác của Dinel. Chúng có thể cài đặt đơn giản thông qua việc đặt bút từ và quan sáng các Led trạng thái. Trước khi đi vào cách cài đặt, chúng ta sẽ xem qua các quy ước các trạng thái đèn Led và vị trí đặt bút từ.
Vị trí cài đặt và trạng thái Led
Cảm biến TFS – 35 có khá nhiều đèn Led với tất cả 7 cái. Trong đó, có 5 đèn Led xanh, 1 Led vàng và 1 Led cam. Các bạn có thể dễ dàng thấy chúng trên bề mặt cảm biến. Bên cạnh đó là 2 vị trí để đặt bút từ là “T” và “F” được đặt giữa các đèn Led. Hai ký hiệu này tượng trưng cho nhiệt độ (Temperature) và lưu lượng (Flow).
Sau đây là bảng chỉ trạng thái của các đèn
Đèn Led chỉ | Màu Led | Chức năng |
Trạng thái lưu lượng (1 Led) | Cam | Sáng: Relay lưu lượng được kích hoạt Tắt: Relay lưu lượng chưa kích hoạt Sáng cùng với Led xanh: Trong quá trình cài đặt lưu lượng mức tối thiểu. Chớp 3 lần: Xác nhận cài đặt lưu lượng |
Mức độ lưu lượng (5 Led) | Xanh | Tất cả cùng nhấp nháy: Xuất hiện khi cấp nguồn, cảm biến đang trong quá trình ổn định nhiệt độ. Sáng từ trái sang phải: Chỉ mức độ dòng chảy lớn hay nhỏ. Sáng dần lên từ trung tâm: cài đặt không chính xác. Một Led sáng nhất định: trong quá trình cài đặt lưu lượng hoặc nhiệt độ. Tắt dần từng cái một: cài đặt lưu lượng mức tối thiểu. Sáng lên từng cái môt: cài đặt lưu lượng mức tối đa. |
Trạng thái nhiệt độ (1 Led) | Vàng | Sáng: Relay nhiệt độ được kích hoạt Tắt: Relay nhiệt độ chưa kích hoạt Sáng cùng với Led xanh: Trong quá trình cài đặt lưu lượng mức tối đa. Chớp 3 lần: Xác nhận cài đặt nhiệt độ |
Quá trình thực hiện cài đặt
Các cài đặt này có thể giúp các bạn đặt được mức dòng chảy trong khoảng mà các bạn mong muốn. Ngoài ra, còn có thể đặt được mức kích hoạt Relay trong cảm biến. Để từ đó điều khiển động cơ hoặc đèn báo khi lưu lượng hoặc nhiệt độ đạt được mức cài đặt.
Cài đặt khoảng dòng chảy mong muốn
Để cài đặt khoảng dòng chảy mong muốn cho TFS – 35. Các bạn cần phải thực hiện cài đặt mức thấp nhất và mức cao nhất. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đặt cảm biến vào dòng chất lỏng sao cho không có dòng chảy mạnh nào. Nếu có hãy ngăn lại bằng van. Các bạn cần làm vậy để cài đặt mức lưu lượng tối thiểu cho cảm biến.
Bước 2: Kết nối nguồn cho cảm biến. Đợi trong vòng khoảng 5 giây để cảm biến ổn định nhiệt độ. Được biểu hiện qua 5 Led xanh hết nhấp nháy.
Bước 3: Đặt bút từ lên vị trí “T” trong khoảng 5 giây. Khi này, Led vàng và tất cả các Led xanh sáng lên. Sau đó, tắt dần từng cái một và cuối cùng Led vàng nhấp nháy 3 lần. Vậy là hoàn thành cài đặt mức lưu lượng tối thiểu. Đối với đầu ra tín hiệu dòng điện, đây là cài đặt cho tín hiệu 4 mA.
Bước 4: Để dòng chảy trong ống ở mức tối đa. Các bạn cần làm vậy để cài đặt mức lưu lượng tối đa cho cảm biến.
Bước 5: Đặt bút từ lên vị trí “F” trong khoảng 5 giây. Khi này, Chỉ có Led cam sáng. Sau đó, các Led xanh sáng từng cái một và cuối cùng Led cam nhấp nháy 3 lần. Vậy là hoàn thành cài đặt mức lưu lượng tối đa. Đối với đầu ra tín hiệu dòng điện, đây là cài đặt cho tín hiệu 20 mA.
Cài
Đặt mức kích hoạt cảm biến
Cảm biến lưu lượng nhiệt TFS – 35 có thể cài mức Relay cho lưu lượng và nhiệt độ theo mong muốn, cách thực hiện cài đặt chúng như sau.
Cài đặt mức kích hoạt lưu lượng
Sau khi cài đặt khoảng lưu lượng cho cảm biến. TFS – 35 sẽ tự động chia khoảng lưu lượng đó ra làm 5 mức nhỏ bằng nhau tương ứng với 5 Led xanh. Khi này bạn tăng lưu lượng trong đường ống sẽ thấy rằng các Led sẽ sáng dần từng cái một từ trái qua phải. Điều này biểu thị cho sự tăng dần của tốc độ dòng chảy. Khi bạn giảm lưu lượng các đèn cùng sẽ tắt dần theo. Vì vậy, bạn có thể dựa vào thứ tự Led xanh để chọn mức lưu lượng mà bạn muốn đặt cảm biến kích hoạt Relay bên trong.
Bước 1: Đặt bút từ lên vị trí “F” trong khoảng 1 giây và bỏ ra. Khi này bạn sẽ thấy 1 Led xanh sáng chỉ ra vị trí cài đặt lưu lượng hiện tại.
Bước 2: Bạn lập lại thao tác ở bước 1 lần nữa. Bạn sẽ thấy rằng đèn Led xanh đó sẽ tắt và Led xanh bên cạnh sẽ sáng. Cứ thực hiện liên tục các thao tác ở bước 1, bạn sẽ nhận ra rằng các đèn Led sẽ di chuyển từng tự từ trái qua phải. Nếu bạn cần mức nào thì đặt đèn xanh ở mức đó.
Ví dụ: Nếu tôi muốn cảm biến của tôi được kích hoạt khi lưu lượng đạt mức đèn 3. Thì tôi sẽ đặt mức khi Led xanh thứ 3 sáng. Tôi sẽ thử lại bằng cách, tăng lưu lượng lên đến mức đèn xanh thứ 3 sáng. Khi đó đèn cam sáng theo chứng tỏ Relay lưu lượng của cảm biến đã được kích hoạt.
Cài đặt kích hoạt nhiệt độ
Tương tự như lưu lượng, cách kích hoạt Relay nhiệt độ của TFS – 35 cũng tương tự. Chỉ khác ở chỗ là các đèn xanh đã được định sẵn mức nhiệt độ. Bạn chỉ cần chọn mức nhiệt độ bạn muốn Relay kích hoạt và thực hiện cài đặt với Led xanh tương ứng.
- 15 độ – đèn xanh thứ nhất
- 30 độ – đèn xanh thứ hai
- 45 độ – đèn xanh thứ ba
- 60 độ – đèn xanh thứ tư
- 75 độ – đèn xanh thứ năm
Cách thực hiện
Bước 1: Đặt bút từ lên vị trí “T” trong khoảng 1 giây và bỏ ra. Khi này 1 Led xanh sẽ hiện thị mức cài đặt hiện tại (Ví dụ: đèn xanh thứ 3 sáng, cho thấy đang cài đặt mức 45 độ)
Bước 2: Bạn lập lại thao tác bước 1 để chọn đèn xanh sáng ứng với mức nhiệt độ mà bạn mong muốn Relay nhiệt độ của cảm biến kích hoạt,
Bạn có thể thử bằng cách tăng nhiệt độ lên đến mức bạn đã đặt. Nếu Led vàng sáng, có nghĩa bạn đã cài đặt đúng.
Các cài đặt khác
Đặt mức thường đóng cho Relay
Dành cho loại PFPT, các loại Relay mặc định ban đầu là thường mở. Điều đó có nghĩa là nếu bạn điều khiển bơm khi đạt mức cảm biến kích hoạt bơm mới hoạt động. Vậy nếu bạn cần tắt bơm khi đạt mức, bạn cần Relay thường đóng. Để làm được, các bạn có thể thực hiện như sau
Bước 1: Ngắt kết nối nguồn cảm biến
Bước 2: Đặt bút từ tại vị trí “T” khi thiết bị không có nguồn. Giữ nguyên bút từ, sau đó kết nối nguồn lại cho cảm biến. Khi này Led vàng sẽ sáng.
Bước 3: Bỏ bút từ ra, bạn sẽ thấy Led vàng chớp 3 lần xác nhận cài đặt
Bạn có thể cài đặt lại Relay thường mở như ban đầu bằng cách lập lại các bước trên
Cài
Đặt lại các cài đặt mặc định
Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể đặt lại cài đặt mặc định cho cảm biến như sau:
Bước 1: Ngắt kết nối nguồn cảm biến
Bước 2: Đặt bút từ tại vị trí “F” khi thiết bị không có nguồn. Giữ nguyên bút từ, sau đó kết nối nguồn lại cho cảm biến. Khi này Led cam sẽ sáng.
Bước 3: Bỏ bút từ ra, bạn sẽ thấy Led cam chớp 3 lần xác nhận cài đặt
Các cài đặt gốc của cảm biến như sau
- Đầu ra Realy dạng thường mở
- Khoảng lưu lượng từ 0 đến 100 cm/s, ứng với tín hiệu 4-20 mA
- Điểm đặt kích hoạt cảm biến đo mức lưu lương và nhiệt độ ở đèn Led xanh thứ ba
Trên đây mình đã đề cập tất tần tật về những điều bạn cần biết để có thể sử dụng cảm biến lưu lượng nhiệt TFS – 35 một cách tốt nhất. Hy vọng bạn có thể thực hiện thành công trên thiết bị của mình.
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
CÁCH XỬ LÝ NHIỄU ANALOG 4-20mA
- Ngày đăng: 23-12-2022
- Lượt xem: 1083
Cách xử lý nhiễu analog 4-20mA như thế nào ? Chắc hẳng các bạn kỹ thuật khi xử lý nhiễu tín hiệu analog dạng 4-20mA, 0-10V trong đo lường điều gặp phải vấn đề. Đó là nhiễu tín hiệu. Nhiễu tín hiệu là khi giá trị tín hiệu phát và vị trí thu không giống nhau về giá trị. Có thể giá trị tín hiệu bị sụt giảm hoặc tăng lên. Điều này gây khó khăn trong giám sát và điều khiển. Các nguồn phát tín hiệu analog trong công nghiệp chúng ta thường gặp như cảm biến áp suất, cảm biến siêu âm, đồng hồ lưu lượng…
-
CÁC DÒNG CẢM BIẾN ĐO MỨC SILO THÔNG DỤNG
- Ngày đăng: 23-12-2022
- Lượt xem: 488
Các dòng cảm biến đo mức silo thông dụng hiện nay gồm những dòng nào ? đặc điểm kỹ thuật của từng dòng là như thế nào ? Trong bài này chúng tôi chia sẻ với các bạn về các dòng cảm biến mực nước và các dòng chất rắn được dùng phổ biến trong công nghiệp. Với các ứng dụng khác nhau thì sẽ có phương pháp đo mức khác nhau.
-
4 LOẠI CẢM BIẾN CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN
- Ngày đăng: 28-11-2022
- Lượt xem: 797
Hiện nay trên thị trường có hàng trăm ngàn cảm biến công nghiệp phục vụ các mục đích khác nhau. Nhưng nó có mẫu số chung là được làm từ các sensor phần tử điện thay đổi tính chất theo sự biến đổi của môi trường gọi là đầu dò. Cấu tạo gồm các phần tử mạch điện tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Được đóng gói nhỏ gọn trong một vỏ hộp. Các tín hiệu phát ra được quy chuẩn theo các mức điện áp. Và dòng điện thông dụng nhất phù hợp với các bộ điều khiển.
-
CÁCH ĐẤU NỐI CẢM BIẾN 4-20mA VỚI PLC
- Ngày đăng: 21-11-2022
- Lượt xem: 2137
Cảm biến áp suất là thiết bị cảm nhận áp suất trên đường ống hoặc bồn chứa có áp suất….Áp suất này được chuyển đổi thành tín hiệu điện áp hoặc dòng điện. Các tín hiệu này sẽ được truyền về biến tần hoặc PLC để điều khiển động cơ hoạt động.
-
CẢM BIẾN QUANG LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG
- Ngày đăng: 16-11-2022
- Lượt xem: 638
Cảm biến quang (Photoelectric sensor) hay còn được gọi là mắt thần. Được dùng để phát hiện vật cản hoặc phát hiện màu. Cảm biến quang phát ra một tia sáng, khi có vật cản tia sáng này thì cảm biến phát ra tín hiệu để báo về trung tâm điều khiển.