CÁCH LẮP DÂY CÁP ĐIỆN NỔI VÀ CHÌM HIỆU QUẢ
- Ngày đăng: 17-10-2022
Hầu hết trong các công trình điện dân sinh đến công nghiệp đều cần sử dụng dây cáp điện. Chúng đóng vai trò quan trọng trong lưới điện của tòa nhà, bệnh viện, hệ thống văn phòng, nhà xưởng… Do đó, nhu cầu sử dụng và lắp đặt là vô cùng cao. Vậy bạn đã biết cách lắp dây cáp điện nổi và chìm hiệu quả nhất hiện nay chưa? Tìm ngay đáp án trong bài hướng dẫn này của smartplc.com.vn nhé!
Cập nhật ngay cách lắp dây cáp điện nổi và chìm hiệu quả nhất
Dây cáp điện được lắp đặt như thế nào?
Nguyên tắc lắp đặt dây cáp điện
Hiện nay, khi lắp đặt dây cáp điện có 2 cách đi dây điện, bao gồm đi đường dây nổi và chìm. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ chặt chẽ các quy tắc an toàn để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
Trong đó, việc đi dây cáp nổi thường giảm tính thẩm mỹ nhưng chi phí tiết kiệm hơn sử dụng cáp chìm. Bên cạnh đó, lắp đặt cáp chìm thường khó thực hiện hơn và cần nguồn nhân lực để thực hiện việc tạo đường ống chìm cho dây.
Dây cáp điện có nhiều loại khác nhau
Cách đi dây điện cáp nổi
Các ưu điểm nổi bật
- Khi có sự cố xảy ra, bạn dễ dàng thực hiện việc kiểm tra đường ống. Đặc biệt, nếu chẳng may bị chập điện, việc xử lý sự cố sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Kỹ sư điện có thể dễ dàng tháo lắp và xác định vị trí hỏng nhanh chóng.
- Chi phí lắp đặt dây cáp điện nổi khá thấp.
- Thiết kế đường dây dẫn linh hoạt, đơn giản và không phụ thuộc nhiều vào thiết kế của căn hộ, tòa nhà hay công xưởng. Bạn có thể lắp độc lập sau khi công trình được xây dựng hoàn thiện.
Đi đường dây cáp nổi cần lưu ý gì?
Để đảm bảo an toàn cho người dùng và tăng độ bền sử dụng của dây dẫn, bạn cần lưu ý đến một số chú ý. Chẳng hạn như, các không gian như nhà bếp, nhà tắm đảm bảo khoảng cách an toàn. Điều này giảm tình trạng chập điện và phát sinh tỉa lửa điện.
Ngoài ra, khi lựa chọn dây cáp nổi, nên chọn các loại dây có vỏ bọc được làm từ chất liệu tốt. Chúng thường có khả năng chống cháy cao, chịu nhiệt tốt và sử dụng được thiết bị điện có công suất lớn. Thông thường, thiết bị có tải trọng càng lớn thì dây cáp điện càng cần được chú trọng hơn.
Dưới đây là một số lưu ý về khoảng cách an toàn khi lắp dây cáp điện nổi:
- Lắp dây cách mặt đất tối thiểu khoảng 2.75m.
- Khoảng cách đến mặt sàn, bàn và mặt bằng thường là 2.5m.
- Khoảng cách đến ban công thường là 2.5m.
- Khoảng cách đến cửa số thường là 0.5m.
- Khoảng cách dưới ban công tối thiểu là 1m.
Đấu dây cáp điện chìm đảm bảo tính thẩm mỹ tốt hơn
Cách đi dây cáp điện chìm
Tại sao cần đi dây cáp điện chìm?
Hiện nay, tỷ lệ khách hàng thực hiện việc đi dây cáp điện chìm khá nhiều. Lý do cho điều này thường đến từ những thuận tiện của hình thức đi dây cáp điện chìm mang lại như:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cao khi đường dân được đấu chìm trong bề mặt tường.
- Phù hợp với các công trình công cộng, tòa nhà lớn, khách sạn.
- Đi dây cáp điện chìm giảm được tình trạng dây bị động vật phá hoại.
- Giảm khả năng bị các hiện tượng điện không mong muốn như chập điện, cháy nổ thiết bị…
Lắp dây cáp điện cần thực hiện bởi đội ngũ chuyên nghiệp
Một số hạn chế của dây cáp điện chìm
Bên cạnh nhiều ưu điểm tuyệt vời của hình thức lắp đặt này, đi dây cáp điện chìm cũng có một số hạn chế nhất định như:
- Chi phí lắp đặt thường khá cao và cần nhiều công sức thực hiện hơn.
- Cần thời gian để nghiên cứu, phân tích và tính toán nhằm thiết kế chính xác dduongf dây cáp điện.
- Khi có sự cố phát sinh, việc xác định thường khó thực hiện do dây được đấu chìm trong bề mặt tường.
Những điểm cần lưu ý khi đi dây cáp điện chìm là gì?
Thực hiện lắp dây cáp điện chìm không phải là một việc dễ dàng. Bạn cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng ngay sau đây.
- Các địa điểm có lớp vữa trát tường, trần nhà hay đóng đinh thì không được phép lắp đặt trực tiếp hệ thống dây cáp chìm.
- Thực hiện lắp dây cáp có vỏ bọc để đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.
- Đối với tường chịu lực, khi bề sâu của rãnh chôn quá ⅓ bề dày thì không nên đặt dây.
- Lắp đặt dây cáp điện xuyên tường cần phải có ống dây dẫn cách điện và cách nhiệt. Đặc biệt phải có khả năng chống cháy và tránh nước bị ứ động.
Hy vọng với những chia sẻ về cách lắp dây cáp điện sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quát nhất. Ngoài ra hãy chú ý tuân thủ các lưu ý quan trọng để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất nhé!
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
WIFI LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 28-12-2022
- Lượt xem: 553
Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity. Nhiệm vụ của wifi này là sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu đến các thiết bị kết nối mà không cần đến dây.. Loại sóng vô tuyến này giống như sóng điện thoại, radio,.. nhưng đường truyền sóng ngắn hơn. Đặc biệt là tất cả các thiết bị thông minh như máy tính bảng, smartphone, laptop đều có khả năng kết nối wifi, nên rất thuận tiện trong quá trình sử dụng. Hầu hết các wifi hiện nay đều hoạt động trên hai loại băng tần là 2,4GHz và 5GHz với các chuẩn kết nối IEEE 802.11. Tốc độ truyền tải như thế nào là phụ thuộc vào gói cước mà người dùng đăng ký với nhà mạng.
-
CLOUD SCADA (CLOUD BASED SCADA) VÀ SCADA TRUYỀN THỐNG
- Ngày đăng: 21-12-2022
- Lượt xem: 551
Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) đã tồn tại ba thập kỷ; cho đến ngày nay nó vẫn được coi là giải pháp trực quan để giao tiếp với PLC và cung cấp đa chức năng như cảnh báo, ghi nhật ký theo dõi, đồ thị – biểu đồ và HMI . Ngày nay, hầu hết các gói phần mềm SCADA đều bao gồm giao diện web và giao diện trên di động thông minh; đồng thời duy trì và phát triển các tính năng này như giải pháp công nghiệp Internet of Things (IIoT) hay công nghiệp 4.0. Với sự phát triển đó, những lợi ích của việc tận dụng IIoT có thể thực sự là loại bỏ được SCADA truyền thống.
-
CHUẨN TRUYỀN THÔNG RS-485 MODBUS
- Ngày đăng: 02-12-2022
- Lượt xem: 643
Nó là một giao thức mở sử dụng đường chuyền về cơ bản là của RS485, ưu điểm đơn giản, dễ dùng, cấu hình gọi, ổn định. Kết nối các thiết bị gọi là Master và một vài ông Slave với nhau thông qua các bus hoặc Network. Nói đến truyền thông phải đề cập ngay tới khung bản tin (hay còn gọi là Frame) của chuẩn truyền thông đó như thế nào.
-
TÌM HIỂU VỀ MODBUS LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 25-11-2022
- Lượt xem: 507
Modbus là một giao thức truyền thông được phát triển vào năm 1979, bởi Modicon ( nay là chneider Electric); và đang được tổ chức Modbus duy trì. Về mặt công nghệ, nó là một giao thức truyền thông nối tiếp. Nói cách khác, Modbus là một cách để các thiết bị công nghiệp điện tử giao tiếp với nhau. Nó cho phép thông tin được truyền qua các đường nối tiếp giữa các thiết bị điện tử. Các thiết bị có thể yêu cầu thông tin, cũng như cung cấp nó
-
SỰ KHÁC NHAU GIỮA RS232 VÀ RS485
- Ngày đăng: 25-11-2022
- Lượt xem: 1795
Nếu bạn không chuyên về kỹ thuật, nhưng trong môi trường làm việc của bạn hay nghe nói đến chuẩn kết nối Modbus RS232 và RS485. Ở bài viết này mình xin chia sẻ nhưng khái niệm cơ bản nhất chuẩn kết nối RS232 và RS485.